CÀ PHÊ CHẾ BIẾN – HƯỚNG ĐI MỚI VÀ TIỀM NĂNG

Import Export Your Product Directly No Mediator

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

cà phê chế biến

Table of Contents

Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta nên lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm từ cà phê và mở rộng thị trường. Cà phê chế biến mang thương hiệu Việt Nam đến nay vẫn chưa thực sự phát triển rộng rãi. Trong khi đó, nhu cầu cà phê chế biến tại thị trường EU, một trong những thị trường xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam, đang ngày càng gia tăng. Nguy cơ mất thị phần là rất cao nếu chúng ta không kịp thời có định hướng đúng đắn.

1. Nhu cầu tiêu thụ cà phê chế biến tại EU tăng cao

EU hiện nay là thị trường màu mỡ với lượng tiêu thụ cà phê Việt Nam nhiều nhất, chiếm 40% tổng lượng và 38% tổng giá trị xuất khẩu (đạt 1,2 – 1,4 tỷ USD/năm). Cộng thêm việc miễn giảm thuế từ 15% xuống 0% nhờ EVFTA, thị trường này càng trở nên hấp dẫn. Chỉ riêng Hà Lan đã tiêu dùng cà phê với tổng giá trị là 620 triệu EUR trong năm 2010 theo báo cáo từ các siêu thị lớn, con số này năm 2020 là hơn 800 triệu EUR, ấy là chưa kể lượng tiêu thụ từ các điểm bán nhỏ lẻ khác. 

Đặc biệt, thị phần cà phê thô đang dần bị thay thế bởi cà phê chế biến. Đa số người Hà Lan xem cà phê là thức uống không thể thiếu hằng ngày. Trước khi COVID-19 diễn ra, họ có thể đến tiệm để thưởng thức cà phê tươi. Tuy nhiên, khi mọi người ở nhà nhiều hơn do COVID-19, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan, rang xay gia tăng. Số lượng tiêu thụ cà phê chất lượng cao được bán ra tại siêu thị tăng gần 40% từ năm 2019 cũng do nguyên nhân này.

Dựa theo tình hình này, phân khúc sản phẩm cà phê pha sẵn và đóng gói để uống một lần được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng bên cạnh phân khúc cà phê đặc sản và cà phê được chứng nhận. Thương mại trực tiếp giữa các nhà rang xay nhỏ và các nhà sản xuất cũng được dự báo gia tăng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi để bắt nhịp với thị trường.

2. Thực trạng cà phê chế biến Việt Nam

Cà phê chế biến của Việt Nam vẫn còn hạn chế và chưa được chú trọng. Tỷ trọng xuất khẩu cà phê rang xay, cà phê hòa tan của Việt Nam đã tăng lên mức 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số rất nhỏ. Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – đưa ra con số so sánh như sau: “Hiện nay, nông sản trong nước có 20-30% thông qua chế biến để xuất khẩu. Trong khi đó, Đài Loan (Trung Quốc) gần 80% nông sản qua chế biến mới bán ra thị trường”.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Pháp tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các thị trường cung cấp chính, trừ Việt Nam. Trong thời gian này, sản lượng xấp xỉ 12,93 nghìn tấn, tương đương 21,12 triệu USD, giảm 36,3% về lượng và giảm 39,0% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020. Thị phần cà phê của Việt Nam giảm từ 10,6% xuống 6,25%.

Nguyên nhân là do Pháp tăng nhập khẩu cà phê chế biến, giảm nhập khẩu dạng thô. Trong khi đó, cà phê thô Việt Nam xuất khẩu sang Pháp chiếm 99,69% tổng giá trị xuất khẩu. Tình trạng này có thể sẽ tiếp tục diễn ra do xu hướng tiêu dùng chung của thế giới đang dần dịch chuyển sang sản phẩm tiện lợi có thể sử dụng tại nhà. (Nguồn: congthuong.vn)

Những thương hiệu nổi tiếng trong nước như Trung Nguyên, Vinacafe đều ít được biết tới tại thị trường EU. Đủ thấy các nhà sản xuất chỉ chú trọng nhu cầu trong nước, chưa khai thác tối đa tiềm năng tại các thị trường nước ngoài. 

3. “Chế biến trước, xuất khẩu sau” sẽ là xu thế chung

Sản phẩm chế biến giúp tối ưu lợi nhuận do không qua trung gian chế biến. Nhà sản xuất với dây chuyền chế biến có sẵn giúp kiểm soát chất lượng nông sản, giảm giá thành bán ra và từ đó gia tăng lợi nhuận thu về.

Ngoài ra, việc chế biến sản phẩm trước rồi mới xuất khẩu sẽ giúp bảo đảm chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Do sản phẩm chế biến có thời gian bảo quản lâu hơn, vận chuyển dễ dàng hơn sản phẩm thô. 

Một điều vô cùng quan trọng nữa là việc củng cố thương hiệu Việt Nam trong mắt người tiêu dùng tại các thị trường khó tính như Hà Lan. Để chứng minh rằng Việt Nam không chỉ có cà phê thô, chúng ta có thể sản xuất các mặt hàng chế biến chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của họ, chấm dứt việc các trung gian sử dụng cà phê ngon của Việt Nam để chế biến và sau đó bán ra dưới tên một thương hiệu xa lạ nước ngoài.

4. VIEC đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên con đường xuất khẩu sản phẩm sang EU

VIEC tự hào là một đơn vị đại diện xúc tiến thương mại có kinh nghiệm trong lĩnh vực, đã thành công mang nhiều sản phẩm từ Việt Nam sang EU và ngược lại. VIEC có trụ sở tại Hà Lan, EU, do đó thấu hiểu người tiêu dùng, thị trường bán lẻ, quy trình nhập khẩu tại đây. 

Khi hợp tác, VIEC sẽ trở thành đại diện thương mại của bạn và kết nối doanh nghiệp của bạn trực tiếp với nhà sản xuất / tổng thầu tại nước bản địa mà không thông qua bất kỳ một đơn vị trung gian nào. Doanh nghiệp của bạn có thể trực tiếp đến khảo sát nhà máy sản xuất / hệ thống phân phối tại Hà Lan để thương thảo mua hàng hoặc bàn bạc hợp tác. Nhờ vậy, VIEC giúp tối giản chuỗi cung ứng, tăng giá trị sản phẩm cho người mua, tăng lợi nhuận cho người mua, người bán và tiết kiệm thời gian xuất nhập khẩu. 

Bên cạnh đó, VIEC còn hỗ trợ nhà máy tạo kênh phân phối bán lẻ trực tiếp tại thị trường Việt Nam hoặc Hà Lan (B2C) khi doanh nghiệp có nhu cầu. Mang sản phẩm của bạn đến thị trường Châu Âu. THINK BIGGER WITH US! HÃY NGHĨ LỚN HƠN CÙNG VIEC!

? Kết nối với VIEC qua email: [email protected] – Zalo/ Viber/ Whatsapp: +31642049998  – Hoặc trực tiếp tại ĐÂY

Facebook Của VIEC tại ĐÂY

Youtube của VIEC tại ĐÂY

related news

what-is-direct-export

What is Direct export?

In the previous blog, we did share what differences are there between direct export and traditional export. To clarify its benefits

Read More »

schedule a free Consultation