CÀ PHÊ VIỆT NAM: THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT?

Import Export Your Product Directly No Mediator

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Table of Contents

Cà phê luôn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt. Nhưng để mang niềm tự hào đó thuận lợi phát triển rộng khắp thế giới, đặc biệt là những thị trường khó tính như EU, thì cần đầu tư vào chiến lược kỹ lưỡng hơn là trồng gì bán nấy. Vậy chúng ta nên làm gì, cải cách gì để phát triển ngành cà phê Việt Nam xuất khẩu? Cùng VIEC bàn luận ngay dưới đây.

1. Tại sao cà phê Việt Nam cần chú trọng EU mà không phải thị trường khác?

Như chúng ta đã biết, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam và được xuất khẩu chủ yếu sang EU, Mỹ, Đông Nam Á (Theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương). Trong đó, EU hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, cũng là thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất và chiếm hơn 16% thị phần. Theo nghiên cứu của Hà Lan năm 2020 cho thấy, 79% người Hà Lan dùng ít nhất 4,4 ly cà phê mỗi ngày. Trong đó, hơn 52% là vì nghiện uống cà phê, số người này luôn muốn uống đúng loại cà phê mình thích. Hơn 41% là do thói quen, số này thường tìm đến cà phê có chât lượng tốt. Tại Hà Lan, cà phê là thức uống được dùng nhiều nhất chỉ sau nước lọc.

Cần nói thêm, nhu cầu tìm kiếm cà phê ngon và chất lượng cao chỉ riêng tại Hà Lan đã tăng hơn 30% trong những năm vừa qua nếu ta so sánh số liệu năm 2010 khi người dân Hà Lan chi 610 triệu EUR cho việc uống cà phê tại quán với con số này năm 2020 là 800 triệu EUR, bất chấp dịch COVID-19 diễn ra từ 2019. Vì vậy, sự thay đổi là tất yếu và cần thiết. 

Đặc biệt, với cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan nhờ Hiệp định EVFTA, cơ hội mở rộng thị trường cà phê Việt Nam tại EU là rất tiềm năng khi có 93% dòng thuế về 0%. Trong đó, sản phẩm được hưởng lợi nhất chính là cà phê chế biến. Ngoài ra, EU đã cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới nông sản nổi tiếng với tiềm năng xuất khẩu, cà phê Buôn Ma Thuột là một trong số đó.

Tuy vậy, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam 2021 sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do đại dịch bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực, đứt gãy chuỗi cung ứng và do chất lượng nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng tại đây. Dự báo tình hình khó khăn này sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2022 vì vẫn chưa có phương án nào có thể giải quyết triệt để.

Hơn nữa, với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thị trường lớn khác như Brazil, Colombia, Nam Mỹ, cà phê Việt Nam đối mặt với nguy cơ đánh mất thị phần rất lớn. Nếu các nhà sản xuất trong nước không thức tỉnh và điều chỉnh chiến lược kịp thời, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và tình hình kinh tế nói chung của nước ta sẽ gặp ảnh hưởng không nhỏ.

2. Vậy cà phê Việt Nam cần thay đổi những gì?

Tất nhiên tất cả mọi sự thay đổi đều không dễ dàng, nhưng nếu chúng ta muốn có thị phần trong một thị trường 3.5 tỷ EUR nhập khẩu cà phê mỗi năm thì nên tiếp tục đọc. 

Thay đổi 1: Trồng cà phê sạch

Cà phê Việt Nam phải đủ tiêu chuẩn chất lượng, chấm dứt sản xuất lạc hậu. Hiện nay, để phòng trừ sâu bệnh hại, người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều. Tuy nhiên, các hạt cà phê bị phát hiện chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ không đủ điều kiện xuất khẩu sang EU. Để vào được thị trường Châu Âu, các doanh nghiệp ở Gia Lai đều phải thay đổi cách sản xuất truyền thống lạc hậu không những năng xuất thấp mà còn tác động xấu lên môi trường. 

Vùng trồng cà phê Việt Nam

Để thay đổi điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai đã chỉ đạo tuyên truyền, cho cán bộ đi kiểm tra các vườn trồng cà phê đồng thời vận động người dân sản xuất phê sạch để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9001, ISO 22000, VietGAP, GlobalGAP,… hòng gia tăng sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, để điều này thực sự thành công, bản thân người nông dân phải tự có ý thức trách nhiệm và hiểu được tầm quan trọng của mỗi hạt cà phê sạch. Sạch về chất lượng, sạch về uy tín của cà phê Việt Nam.

Thay đổi 2: Chế biến sâu thay vì xuất khẩu thô

Xuất khẩu sản phẩm thô chiếm đa số, Việt Nam chưa tham gia được vào chế biến sâu những hạt cà phê do chính mình làm ra. Để chế biến, các đại lý, doanh nghiệp nhỏ sẽ thu gom cà phê thô rồi bán lại cho các doanh nghiệp lớn trong nước và FDI sơ chế rồi xuất khẩu nên giá trị và sản lượng chưa được tối đa hóa. 

Tiềm năng Cà Phê Việt Nam tại Hà Lan

Đó là chưa kể hạt cà phê phải trải qua chuỗi cung ứng, chế biến cồng kềnh dẫn đến hao hụt chất lượng trong quá trình vận chuyển, giá thành khi đến tay người tiêu dùng bị đội lên cao, nhà sản xuất cà phê bị mất lợi nhuận vào tay đại lý. 

Nếu không nhanh chóng có phương án tiến hành chế biến sâu rộng rãi hạt cà phê Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu cũng như thị phần của cà phê Việt vào EU sẽ đứng trước nguy cơ suy giảm mạnh, mở đường cho cà phê chế biến từ các nước khác chiếm lĩnh thị phần.

Thay đổi 3: Xây dựng thương hiệu thay vì thu gom thông qua đại lý

Thương hiệu làm nên uy tín và góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm. Hiện tại dù chất lượng và sản lượng cà phê nổi tiếng thế giới, song các thương hiệu cà phê Việt Nam vẫn còn lưa thưa và mờ nhạt.

Do các nhà sản xuất không tự tay chế biến sâu và xuất khẩu trực tiếp, cà phê chế biến chủ yếu xuất hiện dưới tên của những thương hiệu nước ngoài, các đại lý thu mua chính hạt cà phê Việt Nam và sau đó đổi tên để tiến hành xuất khẩu.

Về ngắn hạn, đây có thể là một cách nhanh và tiện. Tuy nhiên về dài hạn, cà phê Việt Nam sẽ khó tạo được danh tiếng, uy tín, thương hiệu và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với các thương hiệu cà phê nước ngoài trứ danh.

Thay đổi 4: Tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng tại thị trường mục tiêu

 

Mỗi quốc gia có mỗi văn hóa và cách sinh hoạt khác nhau. Đồng ý chất lượng cà phê Việt Nam thuộc hàng đẳng cấp thế giới, tuy nhiên chúng ta phải cung cấp những sản phẩm đúng với nhu cầu người tiêu dùng EU cần thì mới có thể không ngừng mở rộng cơ hội xuất khẩu.

Người Việt Nam sinh ra và lớn lên trên vương quốc cà phê nên ưa chuộng cà phê đậm, đắng và mê đắm vị tươi của Robusta khi pha bằng phin và thêm sữa đặc. Người EU lại thích cà phê Arabica với vị nhạt hơn và chua, có pha thêm sữa đánh hoặc đóng gói sẵn để có thể pha chế thật nhanh gọn. Cụ thể, người Hà Lan ưa chuộng các loại cà phê như đen nóng không đường, Cappuccino, Espresso hoặc Latte Machiato.

Một ví dụ nhỏ đã có thể thấy sự khác biệt giữa hai nhóm người tiêu dùng, đòi hỏi nhà sản xuất cần có cái nhìn tổng quát và nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa nếu thực sự muốn chinh phục thị trường.

3. Thay đổi hôm nay, nghĩ lớn hơn cùng VIEC!

Dù nhìn ra được những vấn đề, thật không dễ dàng để các nhà sản xuất có thể thực hiện những thay đổi trên, đặc biệt là thay đổi kịp thời nhanh chóng trong giai đoạn chuyển đổi chóng mặt như hiện nay. Sẽ thuận lợi hơn nếu các doanh nghiệp có một người bạn đồng hành, cố vấn sản xuất, kết nối thương mại và theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu từ Việt Nam sang EU. 

VIEC tự hào là một đơn vị đại diện xúc tiến thương mại có kinh nghiệm trong lĩnh vực, đã thành công mang nhiều sản phẩm từ Việt Nam sang EU và ngược lại. VIEC có trụ sở tại Hà Lan, EU, do đó thấu hiểu người tiêu dùng, thị trường bán lẻ, quy trình nhập khẩu tại đây. Khi hợp tác, VIEC sẽ trở thành đại diện thương mại của bạn và kết nối doanh nghiệp của bạn trực tiếp với nhà sản xuất / tổng thầu tại nước bản địa mà không thông qua bất kỳ một đơn vị trung gian nào. Doanh nghiệp của bạn có thể trực tiếp đến khảo sát nhà máy sản xuất / hệ thống phân phối tại Hà Lan để thương thảo mua hàng hoặc bàn bạc hợp tác. Nhờ vậy, VIEC giúp tối giản chuỗi cung ứng, tăng giá trị sản phẩm cho người mua , tăng lợi nhuận cho người mua, người bán và tiết kiệm thời gian xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, VIEC còn hỗ trợ nhà máy tạo kênh phân phối bán lẻ trực tiếp tại thị trường Việt Nam hoặc Hà Lan (B2C) khi doanh nghiệp có nhu cầu. Mang sản phẩm của bạn đến thị trường Châu Âu. THINK BIGGER WITH US! HÃY NGHĨ LỚN HƠN CÙNG VIEC!

? Kết nối với VIEC qua email: [email protected] – Zalo/ Viber/ Whatsapp: +31642049998  – Hoặc trực tiếp tại ĐÂY

Facebook Của VIEC tại ĐÂY

Youtube của VIEC tại ĐÂY

related news

what-is-direct-export

What is Direct export?

In the previous blog, we did share what differences are there between direct export and traditional export. To clarify its benefits

Read More »

schedule a free Consultation