CƠ HỘI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HÀ LAN VÀ EU

Import Export Your Product Directly No Mediator

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Vietnamese lychee vai thieu vietnam

Table of Contents

Dù dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU lại ghi nhận các dấu hiệu tích cực. Kết thúc quý I năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 9,65 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của nông sản Việt Nam nói chung và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của rau, củ, quả nói riêng.

Nông sản Việt Nam kiên cường vượt dịch là tín hiệu đáng mừng cho các nhà sản xuất trong nước. Song song với những khó khăn mà dịch COVID-19 mang lại, nó cũng mở ra cơ hội tuyệt vời nhờ sự tăng trưởng trong nhu cầu tiêu dùng tại thị trường EU. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này và xu hướng trong tương lai dành cho nông sản Việt Nam là gì? Cùng VIEC tìm hiểu ngay dưới đây.

Liên tục tăng trưởng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU

Nông sản từ lâu đã được liệt vào danh sách các mặt hàng thiết yếu cho đời sống con người, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh phức tạp và kéo dài, nông sản lại càng phát huy thế mạnh của nó. Kết thúc quý I năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 9,65 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của nông sản Việt Nam với giá trị khoảng 5,5 tỷ USD mỗi năm. 

Đặc biệt, EU đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của rau, quả Việt Nam. Nhờ việc đầu tư, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản, nhiều mặt hàng quen thuộc trong chợ nông sản nước nhà như trái cây, rau củ đã được xuất khẩu suôn sẻ vào thị trường EU. Vải thiều đứng đầu trong các loại trái cây xuất khẩu. Ngoài ra, thanh long, mít, xoài, nhãn, bưởi… của Việt Nam cũng chiếm tỷ trong không ít trong tổng giá trị thương mại giữa Việt Nam và EU.

Tiềm năng của thị trường EU còn rất lớn và chưa được khai thác tối đa. Mỗi năm, tổng giá trị nhập khẩu nông sản của EU lên tới 160 tỷ USD. Thêm vào đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết từ tháng 8 năm 2020 đã mang lại một lợi thế tuyệt vời về thuế suất khi xuất khẩu sang thị trường này.

Xu hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tương lai

Theo như dự báo của Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, trong tương lai gần, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU sẽ tiếp tục tăng trưởng khi dịch bệnh COVID-19 chưa được giải quyết triệt để. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) dự đoán số ca mắc mới COVID-19 sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các tháng cuối năm 2021 do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta. Chỉ trong một tuần từ ngày 5 đến 11/07/2021, số ca mắc mới COVID-19 ở EU đã tăng hơn 60% và xu hướng tiếp tục tăng. Vì vậy, EU vẫn sẽ cần nhập khẩu một lượng lớn nông sản, thực phẩm đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là thị trường nhập khẩu lý tưởng nhờ khả năng cung ứng dồi dào.

Đặc biệt, cơ hội xuất khẩu trái cây nhiệt đới sẽ càng rộng mở. Ngay khi nội dung Hiệp định EVFTA có hiệu lực, rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi ngay lập tức nhờ việc miễn thuế hoàn toàn cho 94% trong số 547 mặt hàng rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả xuất khẩu. Bên cạnh đó, bởi sản phẩm trái cây Châu Âu và Châu Á là khác nhau, thậm chí có tính bổ trợ lẫn nhau chứ không phải cạnh tranh trực tiếp nên việc giảm thuế theo EVFTA sẽ giúp trái cây Việt Nam có lợi thế rất lớn trên con đường gia nhập thị trường EU. Trong tương lai, những loại trái cây sau sẽ rất được ưa chuộng và có nhu cầu cao tại EU: xoài, dừa, bơ, đu đủ.

Thử thách của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu nông sản sang EU

Quality ControlTuy nhiên, EU chưa bao giờ lạ một thị trường “dễ tính”. Một số chứng chỉ cơ bản dành cho nông sản để đủ điều kiện được nhập khẩu vào thị trường EU:

  • VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) gồm tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam.
  • GlobalGAP (Good Agricultural Practice) là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
  • QR Code truy xuất nguồn gốc vùng trồng: thể hiện dưới dạng tem điện tử có chứa mã xác thực QR Code giúp cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng, giúp người dùng biết được nơi đã sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối của sản phẩm được dán tem.

Ngoài các chứng chỉ trên, để đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nhà sản xuất cần các chứng chỉ, giấy tờ chứng minh phù hợp. Tuỳ theo từng quy mô xuất khẩu, nhà thầu nước sở tại, các giấy tờ cần chuẩn bị cũng sẽ khác nhau. 

VIEC là công ty dịch vụ Xúc Tiến Thương Mại song phương giữa Việt Nam và Hà Lan nói riêng, EU nói chung. Qua nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, VIEC đã xây dựng được một mạng lưới gồm các tổng thầu và chuỗi siêu thị lớn tại cả 2 quốc gia. VIEC sẽ kết nối trực tiếp nhà sản xuất tại Việt Nam với tổng thầu và / hoặc chuỗi siêu thị lớn tại nước ngoài mà không thông qua bất kỳ một đơn vị trung gian nào. Nhờ vậy, VIEC giúp tối giản chuỗi cung ứng, tăng giá trị sản phẩm cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho người mua, người bán và tiết kiệm thời gian xuất nhập khẩu. Hơn thế nữa, VIEC còn hỗ trợ nhà máy tạo kênh phân phối trực tiếp tại thị trường Việt Nam hoặc Hà Lan (B2C).

Hãy liên lạc với VIEC ngay hôm nay qua email: [email protected] hoặc Zalo/ Viber/ Whatsapp: +31642049998

related news

what-is-direct-export

What is Direct export?

In the previous blog, we did share what differences are there between direct export and traditional export. To clarify its benefits

Read More »

schedule a free Consultation