THỰC TẾ NÔNG SẢN VIỆT NAM TẠI EU. TIỀM NĂNG HAY KHÓ KHĂN?

Import Export Your Product Directly No Mediator

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Nông sản Việt Nam Chanh dây tại chuỗi siêu thị Pháp

Table of Contents

Thực tế thị trường của nông sản Việt Nam tại Hà Lan và Châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác thương mại ổn định và quan trọng nhất của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai chỉ đứng sau Mỹ. Ở một góc nhìn khác, liệu tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam đối với EU có thực sự đủ lớn để chúng ta hài lòng và kỳ vọng? Không phải tự nhiên mà Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã nói: “Đừng nghĩ xuất được một vài chuyến hàng nông sản là chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài”. Chúng ta cần sâu sát hơn trong việc đánh giá thực tế tình trạng tiêu thụ của nông sản Việt tại đây cũng như phân tích người tiêu dùng để có cái nhìn chiến lược, thay vì chỉ bán mùa vụ ngắn hạn như hiện tại.

Nhìn nhận khách quan về tình hình tiêu thụ nông sản Việt Nam trên các kệ siêu thị tại EU

Trong chuyến đi thăm và làm việc của Bộ Trưởng Lê Minh Hoan tại các nước Châu u nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường tiềm năng này, ông có nhận thấy nông sản Việt bán sang thị trường này chưa được nhiều, thỉnh thoảng mới có vài thương vụ. Các sản phẩm nông sản được nhập vào đây, đa số được bày bán ở cửa hàng dành cho người gốc Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. Một Đại sứ ở EU đã cho biết rằng nông sản của Việt Nam mới chỉ đạt 1% trong tỉ trọng nhập khẩu nông sản ở thị trường này trong khi hầu hết chỉ được bán ở cửa hàng gốc Á. Thậm chí, các mặt hàng nông sản nổi tiếng của Việt Nam như Thanh Long, Vải Thiều chỉ được bày bán chủ yếu tại các chợ Châu Á, chứ không có mặt trong các siêu thị thông thường để tiếp cận với đại đa số người dân bản địa tại Châu u. Bên cạnh đó, trái cây tươi cũng như các chế phẩm cấp đông từ trái cây “Made In Vietnam” rất khó có thể tìm thấy tại EU. Dù các sản phẩm này rất được ưa chuộng, hầu hết khách du lịch EU khi quay về nước đều tìm kiếm các loại trái cây hay thực phẩm mà họ từng được thưởng thức ở Việt Nam. Với nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu nông sản của chính phủ trong những năm vừa qua, sản lượng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam thông qua những doanh nghiệp tại đây có tăng về lượng tuy nhiên vẫn không chiếm được thị phần đáng kể. Đây chính là vấn đề lớn đối với nông sản Việt Nam. Để đạt các chứng chỉ, chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu khắt khe của EU không phải dễ dàng, các nhà sản xuất tại Việt Nam phải đầu tư vào vùng trồng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam đều mong muốn đưa được nhiều sản phẩm vào thị trường EU một cách đều đặn để phục vụ không chỉ 1% dân số người Châu Á tại đây mà còn là số dân bản địa còn lại.

Nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Hà Lan

 

Ngoài ra, một số sản phẩm dù được nhập khẩu và gia công tại Việt Nam nhưng khi xuất hiện trên các kệ hàng tại EU lại mang tên của một thương hiệu nước ngoài. Chính điều này ảnh hưởng đến việc nhận diện thương hiệu của người dân Châu u, ăn sâu vào tiềm thức của họ, khiến họ không có ấn tượng về các sản phẩm Việt Nam. Ví dụ, khi nói đến Gạo hầu hết mọi người đều nghĩ đến gạo Thái Lan; khi nói đến cà phê, người dân chỉ biết đến Ý, Tây Ban Nha, Anh. Trong khi đây lại là những thị trường nhập khẩu phần lớn cà phê, nguyên liệu từ Việt Nam. Có thể nói, nông sản trong nước cần lắm một hướng đi đúng và lâu dài để chinh phục thị trường Châu Âu.
Để trả lời câu hỏi từ đầu bài: “Vậy, thực tế Nông sản Việt tại EU là tiềm năng hay khó khăn?”. Câu trả lời là cả hai. “Tiềm năng” vì người tiêu dùng tại thị trường mục tiêu có lượng nhu cầu rất lớn, số lượng rất đông và mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam có tính đa dạng và đặc trưng, dư địa phát triển thị trường này rất lớn nếu có chiến lược và hướng đi đúng đắn. “Khó khăn” là vì hiện tại chúng ta chiếm thị phần rất nhỏ và hoàn toàn bị động trong việc chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhận gia công không thương hiệu khá nhiều, phân phối nhỏ lẻ và hạn chế, chỉ nhắm đến người tiêu dùng Châu Á mà bỏ qua nhóm người tiêu dùng chính là dân bản địa. Vậy đâu là giải pháp?

Nông sản Việt Nam tại một tiệm tạp hoá ở Hà Lan

Nông sản Việt Nam cần gì để phát triển tại EU?

Tinh giản chuỗi cung ứng là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhanh nhất. Một chuỗi cung ứng hiệu quả phải có ít mắt xích trung gian thừa. “Thừa” ở đây nghĩa là các mắt xích trung gian không tạo thêm “giá trị” cho sản phẩm mà chỉ làm tăng “giá thành” của sản phẩm, không mang lại lợi ích cho người mua cuối cùng. Thậm chí, một chuỗi cung ứng hoàn hảo chỉ cần tồn tại 2 mắt xích đó là Nhà sản xuất và Người mua, thông qua 1 điểm bán hàng chính thức của nhà sản xuất đó. Mô hình mua bán xe ô tô điện của Tesla chính là một ví dụ điển hình. Không giống như các nhà sản xuất ô tô đối thủ, Tesla không bán sản phẩm thông qua các đại lý mà bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Công ty đã tạo lập một mạng lưới quốc tế gồm các phòng trưng bày trực thuộc công ty và hầu hết đều nằm ở các trung tâm các đô thị. Bằng cách làm chủ kênh bán hàng, Tesla tin rằng họ có thể kiểm soát được tốc độ phát triển sản phẩm của mình. Quan trọng hơn, nhờ đó công ty có thể trực tiếp đánh giá và cải tiến trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng, đảm bảo khách hàng mua được mức giá tốt nhất. Và hãy nhìn sự thành công của xe điện Tesla? Đặc biệt, đối với nông sản là mặt hàng thuộc nhóm ngành FMCG – các sản phẩm tiêu dùng nhanh, việc tinh gọn chuỗi cung ứng còn giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm tươi ngon nhất, nhận được giá trị cao nhất của sản phẩm mà họ mua. Tất cả đều vì lợi ích người tiêu dùng, bởi họ mới chính là nhân tố quan trọng quyết định sản phẩm của bạn có nằm trên các kệ trong siêu thị hay không. Đúc kết lại, một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả nên nhanh chóng xác định các mắt xích dư thừa và cắt giảm, một chuỗi cung ứng gọn nhẹ sẽ giúp bảo toàn giá trị, tối ưu giá thành và rút ngắn thời gian vận chuyển sản phẩm.

“Liên kết” chính là đầu mối quan trọng nhất của hoạt động xuất nhập khẩu. Chúng ta cần sự liên kết giữa 2 thị trường. “Liên kết” ở đây không có nghĩa là hàng tá các lái buôn theo mùa vụ manh mún, nhỏ lẻ. “Liên kết” tức là tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng tại thì trường mục tiêu để thực hiện sản xuất đáp ứng được nhu cầu đó, sau đó phân phối sản phẩm thành công đến tận tay người có nhu cầu. Trong quá trình đó, vai trò của nhà sản xuất trong nước, nhà tư vấn có kiến thức xuất nhập khẩu giữa 2 thị trường và nhà nhập khẩu là không thể phủ nhận.

Ông Như Nguyễn – Giám đốc cty VIEC tại Hà Lan – Một doanh nghiệp hơn 11 năm làm việc trong lĩnh vực: Đại Diện Thương Mại và Xúc Tiến XNK giữa Hà Lan và Việt Nam cho biết: Cá nhân tôi rất thích cách nhìn của Bộ Trưởng Lê Minh Hoan khi ông nói: “Làm nông nghiệp với tư duy như mô hình Grab hay Uber” và tôi tin chắc dưới sự lãnh đạo của Ông, nông nghiệp Việt Nam sẽ được biết đến một cách xứng tầm hơn không chỉ tại EU.
Tất cả có thể gói gọn trong 6 từ khoá của Bộ trưởng Lê Minh Hoan khi nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu: Hợp tác – Liên Kết – Thị trường – Giảm chi phí – Tăng chất lượng – Đa dạng hoá sản phẩm. Đây xứng đáng là tôn chỉ kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn vươn cao, tiến xa, gia tăng sản lượng xuất khẩu.

VIEC tự hào là cầu nối cho nông sản Việt Nam vào thị trường Hà Lan và EU

Để tìm hiểu về thị trường Châu u và hiện thực hoá hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai thị trường, VIEC sẽ trở thành đại diện thương mại của bạn và kết nối doanh nghiệp của bạn trực tiếp với đại lý, tổng thầu hoặc các chuỗi siêu thị tại nước bản địa mà không thông qua bất kỳ một đơn vị trung gian nào. Doanh nghiệp của bạn có thể trực tiếp đến khảo sát các điểm bán hàng, gặp gỡ đại lý hoặc tổng thầu tại Hà Lan để từ đó lập kế hoạch sản xuất phù hợp nhất. Nhờ vậy, VIEC giúp tối giản chuỗi cung ứng, tăng giá trị sản phẩm cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho người mua, người bán và tiết kiệm thời gian xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, VIEC còn hỗ trợ nhà máy của bạn trực tiếp mở phòng trưng bày, cửa hàng bán lẻ ngay tại Hà Lan. Chúng tôi gọi mô hình này là From Farm to Fork hay còn gọi là Từ Nông Trại đến Bàn Ăn.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực đại diện thương mại và xuất nhập khẩu giữa Hà Lan và Việt Nam hơn 11 năm, VIEC đã thành công đưa những sản phẩm chất lượng cao tại Châu u về cho người tiêu dùng Việt Nam như thời trang, sữa bột cho trẻ em, bánh kẹo, thực phẩm chức năng, đồ uống.


Trong những năm đầu tiên khi làm việc với các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất tại Hà Lan nói riêng và EU nói chung, VIEC hầu như chỉ nhận được những cái lắc đầu hay một nụ cười thông cảm của đối tác sau khi nghe mong muốn của VIEC là đưa sản phẩm chất lượng cao từ Châu u đến với đại đa số người dân Việt Nam. Việc tinh giảm chuỗi cung ứng, tối ưu giá thành sản phẩm ở mức tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam trong mắt các doanh nghiệp sản xuất của Hà Lan lúc bấy giờ là điều xa xỉ. Họ cho rằng người dân Việt Nam không thể mua được sản phẩm của họ vì giá sẽ được đội lên rất cao khi tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, có quá nhiều rào cản pháp lý nên quá trình hợp tác rất phức tạp và tốn kém, trong khi Việt Nam là một thị trường kém hấp dẫn, chưa đủ độ “hot” đối với họ. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có những nhà máy tại Hà Lan, Anh, Pháp và Mỹ đã tin tưởng ở VIEC và hiện tại các sản phẩm của họ đã có mặt tại Việt Nam và bước đầu đã có thị phần tại Việt Nam thông qua VIEC. Một số dự án thành công có thể kể đến như nước tăng lực B52 hay bia Lander Brau.

Từ phía Việt Nam, cho đến nay, VIEC mới chỉ kết nối được cho một số doanh nghiệp sản xuất Bàn Ghế Lục Bình và một số các doanh nghiệp sản xuất nông sản với số lượng nhỏ vào Hà Lan. Đa số họ còn rất dè chừng và chưa thực sự có kế hoạch rõ ràng dài hạn để xây dựng thương hiệu tại thị trường EU. Qua làm việc với rất nhiều các doanh nghiệp tại Việt Nam, VIEC nhận ra một điều, 99% đều biết tiềm năng tại thị trường Hà Lan và EU, nhưng lại chỉ muốn thực hiện những phi vụ thương mại ở tầm ngắn. Nghĩa là có người mua thì bán, sản xuất hay gia công dưới bất kỳ thương hiệu nào cũng đươc miễn là có đơn hàng. Những đơn hàng dạng đó sẽ không lâu dài, họat động xuất nhập khẩu cũng không bền vững. Trong khi hoạt động sản xuất, nhất là nông nghiệp, thì phải luôn có kế hoạch xa và rõ ràng. Các doanh nghiệp sản xuất không thể ứng phó kịp nếu năm nay họ xuất được 100 container hàng sang EU nhưng năm sau chỉ có 50 container, hoặc bất ngờ tăng lên 200 đến 300. Người sản xuất luôn trong thế bị động. Một là phải tìm cách bán tháo vì quá nhiều sản phẩm tồn dư không xuất được, hoặc hai là thu gom khắp nơi với chất lượng không tương đồng để kịp giao đủ số hàng. Kết quả thế nào thì chắc nhiều người cũng đoán ra được. Các doanh nghiệp thu mua tại EU phát hiện được nhiều lỗi chất lượng trong đơn hàng và hoặc phạt hợp đồng, hoặc ngưng hợp tác. Và vòng lặp cứ tiếp diễn khi họ tìm thấy một nhà nhập khẩu mới. Đã đến lúc các nhà sản xuất nông sản Việt cần thay đổi chiến lược, có tầm nhìn xa hơn. Hãy để VIEC đồng hành cùng bạn trong hành trình này.
Hãy liên lạc với VIEC ngay hôm nay qua email: [email protected] hoặc Zalo/ Viber/ Whatsapp: +31642049998. Trực tiếp tại ĐÂY
Tìm hiểu thêm về VIEC tại kênh Youtube của VIEC ở đây

related news

what-is-direct-export

What is Direct export?

In the previous blog, we did share what differences are there between direct export and traditional export. To clarify its benefits

Read More »

schedule a free Consultation