TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG HÀ LAN VÀ EU

Import Export Your Product Directly No Mediator

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Table of Contents

Chia sẻ cùng các doanh nghiệp tại Việt Nam những tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản được yêu cầu tại Hà Lan và EU trong bài này.

Từ tháng 8 năm 2020, Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) mà Hà Lan là thành viên đã được thực thi. Các hỗ trợ về thuế đã mở ra cơ hội và lợi thế cho các nhà sản xuất trong nước xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Câu hỏi đặt ra là, doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì để có thể đưa nông sản và thực phẩm vào thị trường hấp dẫn này? 

Hiệp định EVFTA ngay từ khi chính thức có hiệu lực đã quy định rằng Châu Âu sẽ miễn thuế nhập khẩu cho khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Sau 7 năm kể từ ngày hiệp định được thực thi, Châu Âu sẽ miễn thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch còn lại, Châu Âu cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Vì vậy, mặc dù đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh, đây lại chính là cơ hội để nhiều doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang trời Tây.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu cũng đặt ra một số thử thách nhất định cho nhà sản xuất. Đa phần các nhà sản xuất trong nước có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh, hợp tác xã nông nghiệp. Các doanh nghiệp này tuy không thua kém về sản lượng và chất lượng, nhưng lại hạn chế về khả năng cập nhật thông tin và hoạt động xúc tiến thương mại. Các quy trình và tiêu chuẩn xuất khẩu phức tạp là một trở ngại không nhỏ đối với các họ khi muốn đưa sản phẩm của mình đến với thị trường Hà Lan hay rộng hơn là Châu Âu. Hiểu được lo ngại đó, VIEC đã tổng hợp các tiêu chuẩn xuất khẩu dành cho nông sản, thực phẩm trong bài viết này để chúng ta cùng tìm hiểu. Gồm:

Tiêu chuẩn xuất khẩu cơ bản

  • Chứng chỉ: Nhà sản xuất cần đảm bảo sản phẩm và nhà máy sản xuất có những chứng chỉ chất lượng và quản lý sau: 
    • ISO22000
    • FDA
    • VietGAP
    • GlobalGAP
    • SGS 
    • HACCP

Đối với hàng nông sản, nhà sản xuất cần đặc biệt quan tâm chứng chỉ VietGAP, GlobalGAP và QR code mã truy xuất nguồn gốc. 

Các chứng chỉ này chứng minh chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất, tạo uy tín và là tiền đề cơ bản quan trọng để quyết định sản phẩm có đủ điều kiện xuất khẩu sang Hà LanChâu Âu hay không.

  • Khả năng cung ứng (Production capacity): Nhà sản xuất phải đảm bảo chứng minh được khả năng cung ứng của nhà máy sản xuất. Khả năng cung cứng không nhất thiết phải nhiều, nhưng phải đảm bảo số lượng và chất lượng đều và thường xuyên. Việc chứng minh khả năng cung ứng sẽ giúp tạo sự tin tưởng, đảm bảo hàng hóa đủ cung cấp dài hạn và hạn chế tối thiểu rủi ro thiếu hàng, không có hàng giao, chất lượng hàng hoá không đồng đều.

Khả năng logistics: Mặt hàng nông sản, thực phẩm tương đối nhạy cảm trong khâu logistics vì đa số là hàng chưa qua chế biến. Vì vậy, việc đầu tư về logistics rất quan trọng để có thể đảm bảo được chất lượng và các điều kiện về giao hàng. Trong các hình thức logistics, nhà sản xuất có đăng ký điều khoản FOB / CIF sẽ nhận được lợi thế tốt nhất tại thị trường Hà Lan  và Châu Âu, kèm theo chứng minh được khả năng giao hàng đúng thời hạn.

Tiêu chuẩn nâng cao đối với kênh chuỗi siêu thị tại Hà Lan hoặc Châu Âu:

Ngoài những tiêu chuẩn cơ bản đã liệt kê như trên, kênh chuỗi siêu thị có thể yêu cầu thêm một số điều kiện sau: 

  • Khả năng credit sales (hay còn gọi là cho vay hàng hóa) cho siêu thị trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng.
  • Khả năng kết hợp làm marketing tại thị trường Hà Lan cùng với siêu thị. Tùy theo mỗi loại sản phẩm mà chi phí marketing sẽ khác nhau, chi phí trung bình dao động từ 300 EUR đến 5000 EUR mỗi tháng

Tiêu chuẩn nâng cao đối với những nhà nhập khẩu lớn như tổng thầu tại Hà Lan:

Với các nhà nhập khẩu quy mô lớn như các công ty tổng thầu tại Hà Lan, các tiêu chuẩn có thể được điều chỉnh như sau:

  • Chứng chỉ: Mỗi công ty nhập khẩu có thể yêu cầu các chứng chỉ khác nhau, có thể là một vài chứng chỉ trong phần tiêu chuẩn cơ bản hoặc là các chứng chỉ khác chưa được liệt kê ở trên. Thậm chí, có một số công ty chỉ cần mã QR Code truy xuất nguồn gốc sản phẩm hoặc chỉ cần nhà cung ứng có Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate), Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate), Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – C/O).
  • Khả năng cung ứng, sản xuất nhanh trong trường hợp cần gấp.
  • Khả năng hỗ trợ hàng mẫu.
  • Khả năng có thể thực hiện sản xuất dưới tên của công ty khác mà đơn vị nhập khẩu yêu cầu (Private Label).
  • Sức khỏe tài chính: nếu được xem là đối tác lớn, đơn vị tổng thầu sẽ kiểm tra sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp cung ứng thông qua bên thứ 3 một cách độc lập.

Như bạn có thể thấy, hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hà LanChâu Âu sẽ phụ thuộc khá nhiều vào đối tác nhập khẩu tại thị trường này. Đối với mỗi nhà nhập khẩu khác nhau, các yêu cầu, giấy tờ, thủ tục cần chuẩn bị cũng sẽ khác nhau. Để kết nối được đến nhà nhập khẩu mong muốn, doanh nghiệp cần am hiểu thị trường đối tác, nắm rõ quy trình, thủ tục và lên kế hoạch phù hợp. VIEC chính là giải pháp dành cho quý công ty. Khi hợp tác với VIEC, VIEC sẽ trở thành đại diện thương mại của quý công ty ngay tại thị trường Hà Lan, để làm việc trực tiếp với đối tác tại Hà Lan cũng như tại Châu Âu, giúp hoạt động cung ứng được diễn ra suôn sẻ và bền vững. Để đảm bảo sự minh bạch về thông tin, toàn bộ quá trình làm việc đều được thông qua với quý công ty.

Hãy liên lạc với VIEC ngay hôm nay qua email: [email protected] – Hoặc click vào ĐÂY

related news

what-is-direct-export

What is Direct export?

In the previous blog, we did share what differences are there between direct export and traditional export. To clarify its benefits

Read More »

schedule a free Consultation