NÂNG TẦM GỐM SỨ VIỆT SANG TRỜI ÂU

Import Export Your Product Directly No Mediator

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

xuất khẩu-gốm-sứ-Việt-Nam-sang- EU

Table of Contents

Tổng quan về thị trường gốm sứ Việt Nam

Quy mô thị trường gốm sứ toàn cầu

Năm 2020, quy mô thị trường gốm sứ toàn cầu đạt 247,4 tỷ USD. Đại dịch Covid 19 đã gây ra sự đình trệ và suy thoái nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu với các sản phẩm gốm sứ trên toàn thế giới bị suy giảm, tuy nhiên thị trường được dự đoán sẽ tăng trưởng trở lại với tỉ lệ tăng trưởng gộp hàng năm đạt 4,4%, nâng doanh thu từ 130,19 tỷ USD năm 2021 lên 219,12 tỷ USD vào năm 2028. Phần lớn tiềm năng được dự đoán từ tăng trưởng nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới và những cải tiến trong kỹ thuật sản xuất gốm sứ.

Quy mô thị trường gốm sứ Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có nghề làm gốm sứ xuất hiện từ sớm, cách đây khoảng 10.000 năm, những sản phẩm gốm sứ bên cạnh chất lượng và kiểu dáng, luôn mang đậm bản sắc văn hóa và truyền thống lâu đời của dân tộc. Chính vì vậy, so với gốm sứ các nước, gốm sứ Việt Nam mang những giá trị riêng biệt được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

Nắm bắt được xu hướng đồ gốm sứ ngày càng được biến đến như một dòng sản phẩm nghệ thuật trang trí thay vì chỉ phục vụ mục đích đồ gia dụng thông thường, cả chính phủ Việt Nam và các nhà sản xuất trong nước đã nỗ lực quảng bá sản phẩm của mình đến với khách hàng nước ngoài để biến gốm sứ nghệ thuật trang trí trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn đầy tiềm năng trong tương lai gần.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế (do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu), tăng trưởng ngành gốm sứ Việt Nam đạt 3,5% trong ba quý đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019.

Vào tháng 6/2020, khoảng 47 triệu USD gốm sứ đã được xuất khẩu, tăng 10% so với tháng 6/2019. Hiện nay, đồ gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam được bày bán tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới.

Nếu có dịp dạo quanh một vòng các cửa hàng đại lý gốm sứ trên cả nước, có thể thấy cả một hệ thống sản phẩm rất đa dạng về kích cỡ, màu sắc, chủng loại cùng tính thẩm mỹ và nghệ thuật rất cao, từ các sản phẩm dùng trong sinh hoạt đến gốm sứ mỹ nghệ cho mục đích trưng bày, trang trí.

Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gốm sứ trang trí, gốm sứ gia dụng và tượng gốm sứ.

Hãy cùng đi sâu vào một số xu hướng cụ thể trong ngành gốm sứ Việt:

Trong tháng 4 năm 2021, xuất khẩu gốm sứ trang trí đã có sự gia tăng đáng kể, với tổng giá trị đạt 3,46 triệu USD. Và tính chung trong 4 tháng đầu năm, gốm sứ trang trí xuất khẩu đạt 13,78 triệu USD, tăng 76,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu gốm sứ gia dụng đạt 811,2 nghìn USD trong tháng 4/2021, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 51,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 4 tháng đầu năm, nhóm này đạt 2,74 triệu USD.

Cuối cùng, nhóm tượng gốm sứ trong tháng 4 đạt 678,6 nghìn USD, tăng 43,5% so với tháng 3, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tượng gốm sứ đạt 2,02 triệu USD, giảm 22,2% so với cùng kỳ năm 2020.

 

Một trong những điểm đến hàng đầu của nhiều mặt hàng gốm sứ Việt Nam là EU và Hoa Kỳ. Về thị trường EU, trong tháng 4/2021, giá trị xuất khẩu nhóm hàng này đạt 5,32 triệu USD, tăng 4,8% so với tháng 3; tăng 85,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gốm sứ trang trí sang EU đạt 23,45 triệu USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Hà Lan là thị trường nhập khẩu nhiều nhất gốm mỹ nghệ tại EU của Việt Nam, tháng 4 xuất khẩu đạt trị giá 1,39 tỷ USD, tăng 36,4% so với tháng 3 và tăng 123,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Chất lượng gốm sứ Việt Nam được thế giới công nhận

Thuận lợi từ đặc điểm địa lý địa hình với hệ thống sông ngòi phong phú, đây là nguồn cung cấp lượng đất sét dồi dào cho sản xuất gốm sứ. Trên thực tế, nhiều làng gốm sứ Việt Nam được hình thành ở những vùng đất bồi ven các con sông lớn, nơi ghi giữ những nền văn minh đầu tiên của Việt Nam với vô số làng gốm tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Gốm sứ Việt Nam có những đặc trưng riêng về hình dáng, hoa văn và đặc biệt là màu men mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác bởi hầu hết màu men của họ được tạo ra từ các thành phần tự nhiên hoặc gần với tự nhiên, tạo ra sự hài hòa giữa tài hoa của nghệ nhân và những tài nguyên đất mẹ ban tặng.

Bên cạnh lịch sử lâu đời, gốm sứ Việt Nam được nhiều nước ưa chuộng nhờ độ bền và màu sắc giữ được độ sáng bóng trong thời gian dài.

xuất khẩu-gốm-sứ-Việt-Nam-sang- EU

Như đã đề cập, ngành gốm sứ tại Việt Nam đã và đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ không chỉ phát triển mở rộng quy mô sản xuất mà đã biết áp dụng công nghệ kĩ thuật trong sản xuất gốm sứ nhằm tiết kiệm chi phí và giảm khí thải ra môi trường. Tay nghề của nghệ nhân được trau dồi và truyền lại qua các thế hệ cùng với công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại hóa để cho ra đời nhiều mẫu mã gốm sứ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Nhiều nhà sản xuất gốm sứ Việt Nam hiện nay đã sử dụng lớp men bảo vệ đặc biệt giúp sản phẩm chống dính, chống nấm mốc và đảm bảo rằng mỗi sản phẩm gốm sứ được hoàn thành với chất lượng tốt nhất.

Theo dòng thời gian, tinh hoa gốm Việt vượt qua nhiều thăng trầm đã không ngừng phát triển để vươn ra thế giới và trở thành niềm tự hào của mỗi người Việt. Đồ gốm sứ của Việt Nam đã có mặt và được ưa chuộng ở nhiều nước, bao gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản và EU.

Có thể nói, các sản phẩm của làng nghề gốm truyền thống như: Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Phổ Hà,… đa dạng về dòng men, chủng loại, màu sắc, thiết kế… đã đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trong nước và chinh phục được nhiều thị trường quốc tế.

xuất khẩu-gốm-sứ-Việt-Nam-sang- EU

Cơ hội mang tinh hoa gốm sứ Việt Nam đến châu Âu

Trong những năm qua, gốm sứ Việt Nam là một trong những ngành phát triển nhất trong các ngành thủ công nghiệp của nước ta.

Các lò thủ công đốt bằng củi, than đã dần được thay thế bằng đun ga, bàn xoay bằng tay đã được thay bằng bàn xoay điện an toàn và bảo vệ môi trường, từ đó tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật cao.

Cùng với nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường trong nước và cả thế giới, gốm sứ Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường, mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gốm sứ Việt sang các thị trường trên toàn cầu, đặc biệt là Nhật Bản, Mỹ, EU,… Nói cách khác, các công ty có thể xuất khẩu nguồn gốm sứ trực tiếp từ các nhà sản xuất đến những kênh phân phối lớn ở các thị trường tiềm năng.

Ngoài ra, hiệp định EVFTA, với việc gỡ bỏ các rào cảng thuế và phi thuế quan, cùng với nỗ lực tăng cường quan hệ thương mại giữa hai bên, đã tạo ra cơ hội chưa từng có cho các công ty Việt Nam tiến sâu hơn vào các cửa ngõ quan trọng của châu Âu, trong đó không thể bỏ qua Hà Lan. Từ các cửa ngõ chủ chốt, doanh nghiệp sau đó có thể mở rộng thị trường sang các nước lân cận sau khi đã nắm bắt được xu hướng và thị hiếu của thị trường nước ngoài.

Có thể nói, cơ hội đang ngày càng rộng mở với các doanh nghiệp Việt Nam nếu chúng ta có thể làm việc trực tiếp với các nhà phân phối gốm sứ tại các thị trường lớn, và từng bước nâng cao chất lượng hàng hóa theo nhu cầu thị trường cũng như thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng.

VIEC đồng hành doanh nghiệp Việt mang tinh hoa gốm sứ đến trời Âu

Với vai trò Xúc tiến thương mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Châu Âu

Nếu quý công ty, doanh nghiệp đang tìm kiếm nhà phân phối uy tín để đưa gốm sứ Việt Nam đến thị trường châu Âu, công ty VIEC chúng tôi tự hào với mạng lưới đối tác được xây dựng và phát triển từ đầu năm 2011 đến nay, có thể cho phép bạn hợp tác trực tiếp với các nhà phân phối hàng đầu tại Hà Lan và châu Âu nói chung.

Với lợi thế nắm bắt nhanh chóng và trực tiếp thông tin thị trường, cùng với việc hiểu rõ tập quán văn hóa và hoạt động kinh doanh ở hai nước Việt Nam- Hà Lan, chúng tôi hướng đến tối giản chuỗi cung ứng để tối thiểu hóa rủi ro và chi phí cho các bên.
Công ty VIEC cũng sẽ đồng hành với vai trò cố vấn sản xuất để sản phẩm từ doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng kịp thời các thay đổi từ thị trường châu Âu, cùng với việc xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh sản phẩm Việt đến bạn bè thế giới thông qua các hội chợ, triển lãm quốc tế,….

Trở thành Đại diện làm việc với các nhà phân phối Hà Lan – châu Âu

Trực tiếp làm việc với các bên thu mua là những nhà phân phối chưa được xác minh luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ, nhất là trong tình hình hoạt động thương mại quốc tế có nhiều rủi ro về lừa đảo và các bẫy lừa ngày càng phức tạp như hiện nay. Vụ 36 container hạt điều gần đây là một bài học lớn và lời nhắc nhở cho các doanh nghiệp Việt Nam phải cảnh giác trong các thương vụ xuất nhập khẩu.

Đây là lý do tại sao các doanh nghiệp ngày càng lựa chọn việc hợp tác với một đại diện thương mại ngay tại thị trường xuất khẩu để làm việc trực tiếp với nhà sản xuất, hoặc kênh phân phối, với nguồn thông tin xác thực sẽ giúp quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu giữa các bên liên quan trở nên tin cậy, chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Công ty VIEC tự hào với hơn 11 năm thực hiện sứ mệnh thúc đẩy thương mại song phương giữa Châu Âu, chủ yếu là Hà Lan và Việt Nam, chúng tôi đã và đang nỗ lực không ngừng mang đến dịch vụ tốt nhất để trở thành đối tác tin cậy của cả nhà sản xuất và nhà phân phối tại hai nước.
Bạn mong muốn kết nối với các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối tại Hà Lan – châu Âu, hãy liên lạc với công ty VIEC tại đây
Xem thêm các thông tin về thị trường tại đây

related news

what-is-direct-export

What is Direct export?

In the previous blog, we did share what differences are there between direct export and traditional export. To clarify its benefits

Read More »

schedule a free Consultation