Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình xuất nhập khẩu

Import Export Your Product Directly No Mediator

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

kiểm soát chất lượng sản phẩm

Table of Contents

Những lần bị lừa đảo của doanh nghiệp Việt vì không kiểm soát chất lượng sản phẩm hay chất lượng đối tác tại Châu Âu

Xuất khẩu sang Tây Phi – Hàng đi nhưng tiền không về

Trong thời gian gần đây, một doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu 2 lô hàng cá saba đóng hộp sang Sri Lanka với trị giá 112.700 USD, cụ thể là cho Công ty Northern Star Trading Colombo PVT. Điều kiện giao hàng là giao hàng tại cảng Colombo (CIF Colombo), điều kiện thanh toán là thanh toán qua ngân hàng, trả ngay khi xuất toàn bộ chứng từ.

Theo lời chia sẻ của đại diện doanh nghiệp qua bài báo trên trang Người Lao Động: “Ngay sau khi giao hàng và hoàn thành bộ chứng từ của lô hàng đầu tiên, chúng tôi đã thông tin đến bên mua về kế hoạch xuất trình bộ chứng từ nhờ thu qua ngân hàng đúng theo quy định của phương thức D/P (Documents against Payments) và được phản hồi yêu cầu chờ thêm xác nhận của họ để họ kiểm tra lại với ngân hàng tại Sri Lanka.

Sau đó, bên mua giải thích do phí thanh toán D/P qua ngân hàng cao nên yêu cầu đổi sang phương thức thanh toán T/T, cụ thể là bên mua phải hoàn tất chuyển tiền cho bên bán trước khi bên bán gửi các chứng từ gốc. Lấy lý do lô hàng phải được hải quan Colombo kiểm hóa và xin giấy phép nhập khẩu, họ đề nghị gửi trước 1/3 vận đơn gốc để thực hiện các thủ tục trên và cam kết sau khi xin được giấy phép sẽ thanh toán đầy đủ tiền hàng để chúng tôi gửi toàn bộ các chứng từ gốc còn lại”Tuy nhiên, vì lô hàng không thể thông quan được nếu chỉ có ⅓ vận đơn gốc cho nên doanh nghiệp đã đồng ý gửi phần tiền đó cho cả 2 lô hàng để có thể hoàn thành thủ tục xin giấy phép nhập khẩu. Và vào ngày 28/02/2022, khi doanh nghiệp Việt Nam kiểm tra thông tin với hãng tàu thì mới biết bên mua đã dỡ hàng, trả lại 2 container rỗng tại cảng mà không cần đến các chứng từ gốc.
Và từ đó đến nay, bên mua không có phản hồi gì về việc sẽ trả tiền cho doanh nghiệp Việt Nam, điều này đã gây nhiều thiệt hại cũng như tổn thất về tinh thần cho doanh nghiệp.

100 container hạt điều xuất khẩu sang Ý bị lừa đảo

 

Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhân hạt điều tại Việt Nam đã ký hợp đồng với một số khách hàng ở Ý thông qua một công ty môi giới khác là Kim Hạnh Việt. Tuy nhiên, khi lô hàng đến cảng Genoa và cảng La Spezia (Italy), do các hãng tàu Cosco, Yangming, HMM và ONE vận chuyển thì phát hiện bị lừa đảo.
Theo vtv.vn đưa tin về sự việc này, cụ thể, sau khi đưa hàng đi tại Việt Nam, theo hướng dẫn của người mua tại Ý, 5 doanh nghiệp nộp hồ sơ gốc cho ngân hàng tại Việt Nam để thu nhờ tiền bán hàng, và ở đây sẽ gửi bộ chứng từ gốc cho ngân hàng thanh toán Thổ Nhĩ Kỳ của bên mua. Tuy nhiên, ngân hàng tại đây thông báo là người mua không phải là khách hàng của họ, gửi trả lại Việt Nam toàn bộ chứng từ cho ngân hàng tại Việt Nam. Còn các bộ chứng từ gửi đến ngân ngân hàng tại Italy đều không là bản gốc.
Công ty VIEC đã viết về vấn đề này nhằm đưa ra lời cảnh báo tới các doanh nghiệp đang có hoạt động xuất nhập khẩu, mời bạn theo dõi bài viết tại đây.

Khắc phục rủi ro từ việc không kiểm soát chất lượng sản phẩm và khách hàng trước khi xuất hàng

Kiểm soát chất lượng sản phẩm và khách hàng đồng thời khắc phục những rủi ro khi thanh toán

Hiện nay khi thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài thường dùng những hình thức như sau: T/T, L/C. Sau đây, chúng tôi sẽ nói về 2 phương thức này một cách ngắn gọn:

Với phương thức T/T, đây là phương thức thanh toán mà theo đó người mua hàng sẽ trả trước một khoản thường là 20% đến 40% tống số giá trị đơn hàng. Khi hàng hoá được đóng vào container xong và hãng tàu phát hành bộ hồ sơ vận chuyển, người bán sẽ gửi bản copy cho người mua để xác nhận và người mua sẽ trả nốt phần còn lại, sau đó là đợi nhận hàng.

Phương thức thanh toán Letter of Credit hay còn gọi là LC, giải thích một cách ngắn gọn là: Cả người bán và người mua sẽ sử dụng ngân hàng của mình để đứng ra làm trọng tài nhằm cam kết cho việc thanh toán tiền hàng. Khi bên bán gửi đủ giấy tờ của đơn hàng, thì ngân hàng 2 bên sẽ thực hiện việc thanh toán.

Tuy nhiên, trong cả 2 phương thức đó đều có những rủi ro nhất định. Doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến những ưu, khuyết điểm của những phương thức thanh toán này để hạn chế những thiệt hại như trường hợp xuất khẩu thủy hải sản sang Châu Phi ở trên.

Nhược điểm của mỗi phương thức thanh toán sẽ gặp rủi ro khi không kiểm soát chất lượng sản phẩm

Hiện nay không có phương thức thanh toán nào là tốt nhất và tối ưu nhất, chính vì thể để đảm bảo việc thương mại quốc tế diễn ra tốt đẹp thì cả bên bán lẫn bên mua luôn cần có thêm một đơn vị độc lập để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng vào container HOẶC kiểm tra đối tác trước khi ký kết hợp đồng thương mại. Tại sao lại như vậy?

Nhược điểm của phương thức thanh toán T/T: Thoạt đầu với phương pháp này người bán có vẻ là “nắm đằng chuôi” vì họ được nhận tiền đặt cọc cho đơn hàng trước khi sản xuất. Tuy nhiên, nếu không biết được chất lượng của đối tác mua hàng, thì sau khi sản xuất xong, đóng hàng vào container rồi gửi bản copy của bộ hồ sơ mà không nhận được phần tiền còn lại, thì lúc đó tiền cọc cũng không để làm gì nữa. Đôi bên khi ấy đều có sự thiệt hại nhất định. Đó là chưa kể việc đa số tiền cọc trước chỉ chiếm khoảng 20%, rất ít có đối tác mua hàng chấp nhận đặt cọc hơn 20% hoặc 30%.

Nhược điểm của phương thức L/C: Chi phí rất cao cho cả hai bên. Chi phí cao luôn là cản trở để dẫn tới việc chốt đơn hàng, nhất là trong giai đoạn chi phí vận chuyển cao như hiện nay. Phương pháp L/C thoạt đầu có vẻ rất an toàn cho đôi bên, nhưng những gì xảy ra trong thời gian gần đây được đưa lên báo chí thì đã cho thấy rằng nó không an toàn như nhiều người vẫn nghĩ. Chưa kể đến những vụ việc đã xảy ra, nhưng không được đưa lên báo chí còn gấp nhiều lần con số mà bạn có thể tưởng tượng được.

Hiện nay, phương thức thanh toán tối ưu nhất là thư tín dụng chứng từ (L/C), là hình thức phổ biến hiện nay. Với hình thức này, Ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu/người cung cấp hàng hóa sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu/người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu.

Doanh nghiệp có thể tham khảo những phương thức thanh toán trên đây để chọn ra phương thức phù hợp với đơn hàng xuất khẩu và doanh nghiệp của mình.

Bên cạnh kiểm soát chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về đối tác, khách hàng

Từ những thông tin trên, chúng ta nhận thấy rằng xuất nhập khẩu còn tồn tại rất nhiều rủi ro mà doanh nghiệp cần đề phòng. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro mà doanh nghiệp có thể giảm thiểu, một trong số đó là hiểu rõ về đối tác, khách hàng của mình.
Có nhiều lý do mà doanh nghiệp Việt Nam không thể trực tiếp làm việc với đối tác ở nước ngoài, như: do vị trí địa lý quá xa, chi phí di chuyển cao, hạn chế về văn hóa ngôn ngữ,… Và doanh nghiệp tại Việt Nam cần tìm ra biện pháp để khắc phục được những hạn chế đó nhằm nâng cao chất lượng hợp tác giữa hai bên.
Ngày nay, có nhiều công ty cung cấp các dịch vụ về xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể tìm hiểu về các dịch vụ này để được hỗ trợ, đảm bảo cho công việc vận hành suôn sẻ, tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Công ty VIEC giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng hàng hóa và khách hàng tốt hơn

Là một công ty đã có hơn 11 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xuất nhập khẩu, Công ty VIEC đã hỗ trợ cho hàng chục doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thành công sang Châu u. Đồng thời, VIEC hợp tác với những doanh nghiệp có mong muốn nhập khẩu sản phẩm từ Châu u về Việt Nam. Có thể nói rằng Công ty VIEC là cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp tại Châu Âu, nhất là Hà Lan.

Lợi thế của chúng tôi đến từ sự am hiểu về văn hóa – ngôn ngữ của cả Hà Lan và Việt Nam, có công ty đặt tại Hà Lan, vậy nên chúng tôi có thể cập nhật được những thông tin mới nhất cho khách hàng ở Việt Nam và ngược lại. Trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa, Công ty VIEC sẽ theo sát để đảm bảo đơn hàng đến được Hà Lan an toàn. Mời bạn xem những dự án thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả các thương vụ, chúng tôi đều có những phương án dự phòng cho các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, giao dịch. Nếu bạn đã bắt đầu nghĩ đến việc sẽ đưa sản phẩm doanh nghiệp của mình xuất khẩu ở thị trường rộng lớn như Châu u, thì hãy liên hệ với chúng tôi qua email: [email protected] – Zalo/ Viber/ Whatsapp: +31642049998. Hoặc trực tiếp tại website của chúng tôi.

related news

what-is-direct-export

What is Direct export?

In the previous blog, we did share what differences are there between direct export and traditional export. To clarify its benefits

Read More »

schedule a free Consultation